Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

VẨY NẾN - MƯỜI NGƯỜI CHỮA CHÍN NGƯỜI KHỎI



Bệnh vẩy nến là căn bệnh không gây chết người nhưng lại làm cho tôi hết sức khó chịu,tôi đã đi chữa nhiều nơi nhưng không khỏi,ra bệnh viện da liễu quốc gia gặp giáo sư Long trưởng khoa da liễu đông y - một giáo sư đầu ngành về da liễu nhờ chữa trị nhưng giáo sư cũng lắc đầu,tôi thất vọng lắm nghĩ rằng cuộc đời từ đây gắn chặt với căn bệnh quái ác này rồi,nhưng thật tình cờ có anh bạn giới thiệu đến tầng 5 số 91 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội gặp Bác sĩ Thảo nên tôi đến chữa thử,sau 2 tuần thì các vẩy dần bong ra và sau hơn 2 tháng thì bong hết hẳn,đến giờ tôi vẫn không tin là mình đã khỏi bệnh,thật kì lạ,bạn nào ở trong hoàn cảnh như tôi thì hãy đến tận nơi khám và lấy thuốc,cứu giúp được một người cũng coi như làm phúc sdt của bs Thảo là 0903408683,chúc các bạn mau khỏi,

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

CẢNH BÁO VỚI BỆNH NHÂN




1. Cẩn thận với Quảng cáo về Kim Miễn Khang giúp chữa bệnh Lupus đỏ và bệnh Vẩy nến!

Kim Miễn Khang – KMK (Fumacell) là thực phẩm chức năng được tiếp thị và phân phối bởi CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM Á ÂU, P.205,Y2, Tập Thể Bộ Y Tế, Ngõ 115, Phố Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình Hà nội. KMK được quảng cáo rùm beng trên mạng, báo chí, hỏi và trả lời trên các chương trình sức khỏe trên TV, làm người ta tưởng nó như là một “thần dược” cho các bệnh tự miễn, nhất là Lupus đỏ và Vẩy nến. Cụ thể họ quảng cáo tác dụng của KMK như sau:
1)Tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hoà hệ miễn dịch của cơ thể.
2) Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các bệnh tự miễn và viêm mãn tính như:
•lupus ban đỏ hệ thống,
•bệnh vẩy nến,
•xơ cứng bì rải rác,
•cường giáp do tự miễn,
•viêm mạch (vasculitis),
•viêm gan tự miễn,
•viêm khớp dạng thấp, viêm,
•tuyến thượng thận,
•bệnh bạch biến,
•thiếu máu ác tính,
•thiếu máu huyết tán do tự miễn,
•xuất huyết giảm tiểu cầu…
(Trời ơi, thực phẩm chức năng mà làm được nhiều thứ thế!)
Có lẽ vì ở Việt Nam có quá nhiều người mắc lupus ban đỏ và bệnh vẩy nến nến có khá nhiều quảng cáo như: “Kim miễn khang: Lối thoát cho người mắc bệnh lupus ban đỏ”, “Kim Miễn Khang trị bệnh vảy nến”, “Kim Miễn Khang - Niềm hy vọng cho bệnh Lupus ban đỏ, vẩy nến do tự miễn”… Đọc trên mạng sẽ thấy la liệt những câu hỏi về KMK với các bệnh nêu trên, và một điều đáng lưu ý là rất nhiều các câu trả lời đều từ … Công Ty TNHH Dược Phẩm Á Âu!!!
Để công bằng, cũng cần nói là quảng cáo của chính công ty sản xuất ra KMK - Công ty TNHH Tư Vấn Y Dược quốc tế (IMC) về KMK khiêm tốn hơn và cũng nêu trong mục “Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Bản thân tôi (bị vẩy nến 28 năm) lúc đầu cũng tin và mua KMK về dùng thử. Kim miễn khang có giá niêm yết trên thị trường là 165.000 đ/hộp. Một hộp Kim miễn khang có 30 viên. Liều dùng theo khuyến cáo để hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến là từ 8-10 viên, chia 2 lần/ngày, và phải uống 3-6 tháng liền!!! Một người bạn của tôi cũng uống KMK mấy tháng thấy không có tác dụng. Sau đó tôi tìm hiểu kỹ trên mạng và xin chia sẻ với các bạn vài điều sau đây.
1.Ở Mỹ Fumacell (KMK) chỉ được quảng cáo là một loại thực phẩm chức năng có tác dụng (i) HỖ TRỢ SỨC KHỎE và (ii) HỖ TRỢ HỆ THỐNG MIỄN DỊCH (Fumacell Offers Health Support for (i) General Health và (ii) Immune Support). Tôi chưa đọc được quảng cáo nào nói Fumacell gúp chữa bệnh lupus đỏ và vẩy nến. Quảng cáo của họ còn nói rõ là “Những lời quảng cáo này chưa được Cơ quan Quản lý Thực Phẩm và Thuốc của Mỹ đánh giá thông qua” (These statements have not been evaluated by the Food and Drug Administration), và “Sảm phẩm này không phải để chẩn đoán, chữa trị hay phòng ngừa bất kỳ bệnh gì” (This product is not intended to diagnose, treat, cure, or prevent any disease).
2.Tôi đến khám bệnh vẩy nến ở một phòng mạch tư ở TP HCM và hỏi BS Da Liễu về KMK với bệnh vẩy nến, BS chỉ cười và nói: “ tôi chưa khuyên bệnh nhân nào của tôi dùng KMK”.
3.Các bạn có thể tham khảo bài viết sau đăng trên báo Công An TP HCM ngày 22/9/2010 đăng bài viết của một người (không phải tôi đâu nhé) đang mắc bệnh Vẩy nến:

“Tôi mắc chứng bệnh vẩy nến, đọc quảng cáo trên báo thấy thuốc KIM MIỄN KHANG (FUMACELL) là thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh tự miễn trong đó có “ vẫy nến” tiếp thị và phân phối bởi Công ty Dược phẩm Á-Âu ở địa chỉ P.205,Y2, Tập thể Bộ Y Tế, Ngõ 115, Núi Trúc, Kim Mã, Ba đình, Hà nội. Web:  www.duocphamaau.com. Văn phòng đại diện Miền Nam 68/102 Đồng Nai, F: 15, Q10, TP.HCM”

“Tôi gọi điện thoại đến văn phòng MIỀN NAM tại Tp. HCM và được tư vấn uống từ 3 đến 6 tháng sẽ khỏi bệnh, tôi vui mừng đến nhà thuốc tây mua về uống với hy vọng sẽ khỏi bệnh. Tôi uống được 3 tháng đầu cảm thấy không khả quan nhưng khi gọi điện thoại đến văn phòng đại diện MIỀN NAM thì được khuyên là tiếp tục uống đủ 6 tháng, khi tôi uống KIM MIỄN KHANG đủ 6 tháng, bệnh vẫn không khỏi mà còn bùng phát bệnh dữ dội hơn ban đầu. 

“Hôm nay, tôi gửi quý tòa soạn bài viết để làm bằng chứng là thực phẫm chức năng KIM MIỄN KHANG không hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh tự miễn trong đó có bệnh “VẪY NẾN” như lời quảng cáo nói, để những người mắc bệnh như tôi không phải tin vào những thông tin vô căn cứ này mà tiền mất tật mang”. 

4.Những ý kiến trên đây không có ý phủ nhận một điều: mỗi loại thực phẩm chức năng (cũng như thực phẩm) đều có thể hợp với người này và không hợp với người kia. 

5.Điều sau cùng tôi muốn nói là những người bệnh chúng ta và toàn xã hội rất mong các cơ quan chức năng của Nhà nước, đặc biệt là ngành Y-Dược và các Bác sỹ, Dược sỹ lên tiếng về NẠN QUẢNG CÁO VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG NÀY.

2.Flucina -  Điều trị vẩy nến xin chớ lạm dụng!


Flucina có rất nhiều tên như: flucin, flucinol, flucivina, flucort, fluocin, fluocinolon, fluonid, flucin... Đây là loại thuốc corticoid dùng bôi tại chỗ. Thuốc dùng ngoài da để điều trị các bệnh Eczema (eczema tiết bã, hình đĩa, dị ứng), viêm da (viêm da dị ứng, tiếp xúc, viêm da thần kinh), vẩy nến (ngoại trừ dạng vẩy nến lan rộng), liken phẳng, luput ban đỏ hình đĩa. Một số chế phẩm còn phối hợp với kháng sinh như neomycin để điều trị các nhiễm khuẩn ngoài da. Khi sử dụng thuốc này phải có đơn của bác sĩ, nhưng trên thực tế rất nhiều người tự ý mua về dùng dẫn tới lạm dụng thuốc. Bất cứ bệnh ngoài da nào cũng mang ra dùng. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. Nếu dùng không đúng, lạm dụng trẻ em dễ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc (dễ bị suy giảm trục tuyến yên - dưới đồi - thượng thận như chậm lớn, không tăng cân và dễ bị hội chứng Cushing hơn người lớn. Đây cũng là tác dụng không mong muốn chung của các corticoid). Vì thế cần hạn chế dùng cho trẻ em. Khi dùng giữ ở liều tối thiểu cần thiết đủ đạt hiệu quả điều trị.

Đối với người có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, người bị trứng cá đỏ, nhiễm khuẩn ở da do vi khuẩn, nấm hoặc virut  như bị herpes, thủy đậu... và hăm da (ở trẻ em) không được dùng thuốc này.  Khi dùng thuốc trên mảng da rộng không nên băng kín vì tăng nguy cơ nhiễm độc toàn thân. Thuốc cũng có thể gây suy vỏ tuyến thượng thận ở những người bệnh dùng lượng lớn thuốc và bôi trên diện rộng, dài ngày hoặc băng kín. Đối với người bị bệnh vẩy nến cần được theo dõi cẩn thận vì bệnh có thể nặng lên  hoặc tạo vẩy nến có mủ. Dùng thuốc cho các vết thương nhiễm khuẩn mà không có thêm các kháng sinh điều trị thích hợp có thể làm cho nhiễm khuẩn bị lan rộng. Và hãy ngừng thuốc nếu thấy kích ứng da hoặc viêm da tiếp xúc trong lúc điều trị.           
  

3.Cấp cứu vì thuốc đặc trị ở Bảo Thanh Đường 
Hơn một tuần qua, Viện Da liễu T.Ư tiếp nhận cùng lúc 4 bệnh nhân mắc vẩy nến vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Cả bốn người đều là nạn nhân của nhà thuốc đông y gia truyền Bảo Thanh Đường 102 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
Tiền mất, tật mang!
Ông Hoàng Văn Đoàn - 55 tuổi ở Thái Nguyên là bệnh nhân của khoa Điều trị bệnh da nam giới vừa vào cấp cứu kể: "Tôi đọc trên báo thấy nói Nhà thuốc đông y gia truyền (NTĐYGT) 102 Trần Hưng Đạo chữa khỏi bệnh vẩy nến, liền tìm đến. Khi đến đó, tôi được một người đàn ông khám và nói bị vẩy nến toàn thân chỉ cần dùng thuốc 1-2 tháng sẽ khỏi.
Tôi thấy tin quá liền mua luôn một lọ thuốc nước nâu đen 500ml, 25 lọ nhỏ 10ml và 10 lọ thuốc mỡ trắng về bôi với tổng số tiền là 900.000đ. Về nhà dùng được 3 ngày thấy chân bắt đầu phù, con trai tôi gọi điện xuống hỏi thì được trả lời: Khi mới điều trị có thể bệnh phát thêm cho ngấm thuốc.
Tin lời, tôi bôi thuốc thêm 1 tuần nữa thì thấy bệnh càng nặng hơn, con tôi lại gọi điện hỏi thì nhận được câu trả lời là: Dùng thuốc 10 ngày chưa chuyển biến được phải dùng vài tháng mới khỏi bệnh. Tôi thấy không thể tin được liền bảo con đưa về khám Viện Da liễu T.Ư, bác sĩ xem bệnh bảo tôi phải nhập viện ngay vì bị ngộ độc thuốc nặng...".
Anh Cao Văn Hảo (Nghệ An) nằm cùng phòng với ông Đoàn cũng đang chữa bệnh vẩy nến cho biết, anh cũng đã từng đến đó mua thuốc chữa bệnh và số tiền mua thuốc lên tới 25 triệu đồng nhưng bệnh vẫn không khỏi. Thấy bệnh không đỡ, anh Hảo mang thuốc đến trả, nhưng nhà thuốc này không nhận và không trả lại tiền.
Bệnh nhân Vương Thị Loan - 45 tuổi quê Hưng Yên còn thê thảm hơn. Chị bị bệnh vẩy nến đã 17 năm và đã từng là bệnh nhân của NTĐYGT 102 Trần Hưng Đạo. Chị Loan vừa bôi vừa uống trong 27 ngày với số tiền hàng triệu đồng nhưng bệnh không đỡ.
Gia đình chị Loan lo lắng quá nên khi nghe nói có người bệnh như chị đã chữa khỏi ở NTGT Việt Dũng địa chỉ: 1467A đường 3/2, phường 16, quận 11, TP.Hồ Chí Minh (là chi nhánh của NTĐYGT 102 Trần Hưng Đạo, Hà Nội), liền nhờ người nhà đến bốc thuốc thang, thuốc mỡ, thuốc nước... với số tiền là 875.000đ.
"Tôi uống được khoảng 9 thang thì thấy trong người rất khó chịu, người bốc nóng rừng rực, buồn nôn, da đỏ ửng, chân tay phù căng... người như sắp chết. Gia đình liền đưa lên cấp cứu tại Viện Da liễu T.Ư" - chị Loan kể.
Chai nước nâu đen không rõ tính chất


Cầm đơn thuốc của bệnh nhân Đoàn, chúng tôi tìm đến NTĐTGT 102 Trần Hưng Đạo. Đã 11 giờ trưa nhưng vẫn có nhiều người đến mua thuốc. Hai quyển sổ cảm ơn của bệnh nhân được đặt trên bàn cùng vài ba cuốn album ảnh về bệnh nhân.
Một người đàn ông khoảng 40 tuổi giới thiệu là chủ nhà thuốc chỉ ngay cho chúng tôi xem một lời cảm ơn của một người ở Nam Định có hai con bị bệnh vẩy nến đã chữa khỏi nhờ bài thuốc này, như để khẳng định về giá trị của bài thuốc. Ông chủ còn rất hào hứng cho biết, 90% những người bị bệnh vẩy nến đến đây chữa đã khỏi bệnh và bài thuốc bôi, uống đó được truyền từ đời cha ông. Nhưng khi hỏi làm thế nào biết được người bệnh khỏi bệnh thì ông chủ nói loanh quanh là họ gọi điện đến cảm ơn thì biết.
Mặc dù đây là cơ sở được Sở Y tế Hà Nội cấp phép số 399/2001/SYT/YHCT nhưng đơn thuốc ở đây không hề có tên bác sĩ hay lương y kê đơn.
Thấy chúng tôi thắc mắc điều đó, người đàn ông này đã lấy lại đơn thuốc của ông Đoàn và ghi thêm vào đó dòng chữ: Chủ cơ sở - Nguyễn Đăng Thu. Những nội dung ghi trên đơn thuốc rất khó chấp nhận: Khi điều trị có thể bệnh phát thêm cho ngấm thuốc. Thuốc đông y khỏi dần dần, khỏi rồi vẫn chữa thêm tránh tái phát. Nếu cần mua thuốc qua bưu điện liên hệ qua thư, điện thoại tới nhà thuốc...
Ngay trên nhãn mác của chai thuốc nước nâu đen bán cho bệnh nhân Đoàn chỉ ghi rất chung chung: Thuốc đông y gia truyền, đặc trị các bệnh ngoài da, 1 chai 500ml = 50 lọ nhỏ, thuốc bôi ngoài da không được uống... mà không hề có tên cơ sở, thành phần thuốc, giấy phép hành nghề... theo quy định của ngành y tế.
Một chai thuốc nước màu nâu đen 500ml với giá 500.000đ, không rõ đó là chất gì, có được cơ quan chuyên môn kiểm định hay chưa, nhưng đã được quảng cáo như một thần dược chữa khỏi bệnh vẩy nến.
Những ca bệnh đang cấp cứu, thậm chí có thể tử vong ở Viện Da liễu T.Ư vì "phép thuật" của NTĐYGT 102 Trần Hưng Đạo, đang là lời cảnh báo đến những người đang mù quáng tin vào những lời quảng cáo. Còn Sở Y tế Hà Nội - nơi cấp phép hoạt động cho nhà thuốc này, liệu có biết những lời quảng cáo cũng như "phép thuật" của bài thuốc đó đang làm hại người bệnh?



Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

ĐIỀU TRỊ BỆNH VẨY NẾN BẰNG TÂY Y


Bệnh vảy nến là tình trạng viêm mạn tính của da do nhiều yếu tố tác động lên cơ chế bệnh sinh bao gồm yếu tố về gen, các yếu tố kích hoạt (vi khuẩn, virut, thuốc, stress...), hệ miễn dịch với vai trò của lympho T, các cytokine... gây ra tình trạng quá sản và rối loạn phát triển của tế bào sừng.
Bệnh chiếm tỷ lệ khoảng 2,5% dân số thế giới nhưng tỷ lệ cao hơn ở người châu Âu - Mỹ, thấp hơn ở người châu Á - Phi, trong đó thể bệnh trung bình và nặng chiếm khoảng gần 30%. Bệnh ít khi gây tử vong nhưng ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, khả năng sinh hoạt, lao động của người bệnh.



Gần đây, với việc tìm ra nhiều yếu tố liên quan đến cơ chế sinh bệnh vảy nến, đặc biệt vai trò quan trọng của hệ miễn dịch với sự tham gia của tế bào lympho T đã tìm ra một hướng mới trong điều trị vảy nến, đó là các thuốc sinh học có tác dụng cắt đứt tương tác tế bào lympho T và các thành phần liên quan khác.

Điều trị bệnh vảy nến bằng các chế phẩm sinh học nhằm ngăn chặn quá trình di chuyển của tế bào trình diện kháng nguyên tới hạch bạch huyết, hoặc ngăn lympho T hoạt hóa, hoặc cản trở quá trình tương tác giữa tế bào  lympho T và APC... theo cơ chế miễn dịch ở trên.

Thuốc sinh học (biological drugs) là các thành phần của cơ thể sống hoặc là sản phẩm tạo ra từ cơ thể sống được sử dụng để phòng ngừa hoặc điều trị bệnh. Có 5 chế phẩm sinh học chính sau đây được Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận để điều trị vảy nến là efalizumab, alefacept, etanercept, infliximab và adalimumab.

Efalizumab (raptiva) là một kháng thể đơn dòng tái tổ hợp từ IgG1 của người, được FDA chứng nhận vào năm 2003 để điều trị vảy nến thể mảng vừa và nặng, dai dẳng, và khuyến cáo dùng cho các trường hợp không dùng được các thuốc điều trị vảy nến nhóm kháng TNF alpha. Thuốc không có chỉ định cho vảy nến thể khớp vì ít có tác dụng so với các thuốc sinh học khác.

Khi dùng thuốc này, thông thường bệnh sẽ đáp ứng ở tuần thứ 4-8. Các trường hợp không đáp ứng dễ xảy ra hiện tượng bùng phát trở lại, do vậy không tiếp tục dùng nếu trong vòng 12 tuần mà không đạt được kết quả điều trị. Tuy nhiên thuốc có thể gây đau đầu, mệt mỏi, sốt, lạnh run, tăng men Alkaline phosphatase, nhiễm khuẩn, nhưng nghiêm trọng nhất là giảm tiểu cầu.

Ngoài ra có thể gặp hiện tượng vảy nến bùng phát trong tuần điều trị thứ 6 - 12 hoặc tái bùng phát khi dừng thuốc. Một số trường hợp u ác tính, tăng sản bạch cầu và nhiễm trùng cơ hội cũng đã được báo cáo ở bệnh nhân vảy nến điều trị bằng efalizumab. Không dùng trong các trường hợp mẫn cảm với thuốc, có thai. Lưu ý với người già, suy giảm miễn dịch, giảm tiểu cầu, dùng vaccin sống, đang bị các bệnh nhiễm trùng.

Alefacept (amevive) được FDA chấp thuận vào năm 2003. Đây là thuốc đầu tiên trong nhóm có nguồn gốc sinh học được công nhận điều trị vảy nến với hiệu quả kéo dài.

Tác dụng phụ thông thường có thể gặp: đau đầu, ngứa, viêm mũi - họng, tăng nguy cơ nhiễm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các tác dụng phụ nghiêm trọng gồm: giảm bạch cầu, nhiễm trùng nặng, suy chức năng gan (do nhiễm virut viêm gan), bệnh ác tính... tuy nhiên rất hiếm gặp.

Chống chỉ định cho những trường hợp mẫn cảm với thuốc, người có HIV, thận trọng với người đang mắc các bệnh nhiễm trùng, dùng vaccin sống, có tiền sử các bệnh ác tính, phụ nữ có thai.

Etanercept được FDA chấp thuận điều trị vảy nến mảng vừa và nặng từ năm 2004. Thuốc này còn được dùng điều trị thấp khớp, vảy nến thể khớp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên tiến triển.

Trước khi dùng thuốc nên xét nghiệm công thức máu, máu lắng, ure, creatinin máu, men gan, Xquang ngực, virut viêm gan C và kiểm tra lại sau 3 tháng điều trị.

Tác dụng phụ thường gặp là: phản ứng tại chỗ, ho, nhức đầu. Các tác dụng phụ nặng hơn có thể gặp như nhiễm trùng nặng, thiếu máu, giảm bạch cầu, bệnh bạch cầu ác tính, suy tim tiến triển...

Infliximab được FDA chấp thuận điều trị vảy nến mảng dai dẳng vừa và nặng từ năm 2006. Ngoài ra còn được điều trị trong viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, viêm cột sống dính khớp, vảy nến thể khớp. Do tác dụng nhanh chóng nên infliximab được chỉ định trong các tình trạng cấp tính và cần cải thiện nhanh như đỏ da toàn thân, vảy nến thể mủ, vảy nến khớp.

Tác dụng phụ thường gặp là nhức đầu, ngứa ngáy, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Hiện tượng xuất hiện kháng thể kháng infliximab cũng gặp và làm giảm hiệu lực của thuốc. Nghiêm trọng là biểu hiện vượng phát suy tim, bệnh lao, nấm, viêm gan, hội chứng giả lupus... Cần ngưng điều trị bằng infliximab nếu men gan tăng từ 5 lần trở lên.

Chống chỉ định trong các trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc, suy tim tiến triển độ 3 - 4. Thận trọng với phụ nữ có thai.

Adalimumab được FDA chấp thuận từ đầu năm 2008. Chỉ định điều trị tương tự như infliximab. Các xét nghiệm khuyến cáo nên làm là Xquang, công thức máu, chức năng gan, viêm gan B, b- HCG. Tác dụng phụ bao gồm phản ứng tại chỗ tiêm, đau đầu, viêm mũi - họng, viêm đường hô hấp, tăng triglycerid, mệt mỏi.

Các biểu hiện có thể gặp là nguy cơ nhiễm trùng nặng, nhiễm lao hoặc tái bùng phát, nhiễm nấm, hội chứng giả lupus, nguy cơ bệnh ác tính, thiếu máu. Cần thận trọng với các trường hợp có bệnh tim mạch, mang thai.

Như vậy thế hệ của các loại thuốc sinh học đang được ứng dụng và còn tiếp tục được nghiên cứu, phát triển để điều trị hiệu quả nhiều bệnh có liên quan đến cơ chế miễn dịch trong đó có bệnh vảy nến nhằm đạt hiệu quả cao  hơn, giảm tác dụng phụ, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Thông tin được cung cấp bởi:
GS. chuyenkhoavaynen.blogspot.com

BIỂU HIỆN CỦA BỆNH VẨY NẾN



(Dân trí) - Bệnh vẩy nến là do sự rối loạn điều tiết tạo nên một màng ngăn bám chặt trên da. Màng bám này sản sinh tế bào nhanh gấp 10 lần so với bình thường rồi chết. Nhưng thay vì mất đi như tế bào chết bình thường thì nó nổi lên thành từng vẩy trắng.

Chúng thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu nhưng đôi khi cả ở thân thể, gan bàn tay, bàn chân và các ngón chân.

Triệu chứng của bệnh vẩy nến bao gồm:

- Các tế bào da chết dày lên, những nốt vẩy da gây ngứa, các vẩy như vẩy cá trên da ngày càng phát triển. Sâu dưới vẩy có màu hồng còn phía trên vẩy da thì màu trắng.

- Các vẩy này phát triển trên da đầu, đầu gối, khuỷu tay, phần trên của thân là nhiều. Tuy nhiên, khi chúng phát triển ở móng tay và móng chân, thì các vẩy trở nên dày hơn, sần sùi và không màu.

- Những vẩy như vẩy cá, màu đỏ gây tổn thương da ở lòng bàn tay với các mụn nhỏ là dấu hiệu của vẩy nến ở lòng bàn tay, và xuất hiện dấu hiệu tương tự gọi là vẩy nến ở bàn chân. Và nó liên quan đến các khớp, dễ phát triển thành bệnh viêm khớp vẩy nến.

Triệu chứng của bệnh viêm khớp vẩy nến bao gồm:

- Các khớp trở nên đau, cứng nhắc, không linh hoạt và yếu đi.

- Làm giảm khả năng vận động

- Các móng tay chân sần sùi, và thay đổi theo hướng xấu đi.

Nếu thấy các dấu hiệu trên thì có đến 80% khả năng bạn mắc bệnh viêm khớp vẩy nến.

Một số cách chữa bệnh vẩy nến như sau:

- Cách giúp giảm bệnh vẩy nến hiệu quả nhất được nhiều bác sĩ khuyên dùng là ngâm mình (hoặc phần da bị vẩy nến) trong nước ấm từ 10 đến 15 phút, sau đó bôi thuốc dưỡng ẩm làm mềm da để giúp da mềm và ẩm hơn.

- Dùng thuốc mỡ axit salixilic để làm mềm da và thuốc này cũng giúp bong các vẩy nến trên da.

- Dùng kem chứa thành phần steroid cũng có hiệu quả, tuy nhiên vì loại này cũng có thể gây hại đến da nên cần được hỏi bác sĩ tư vấn xem có thích hợp với loại da của bạn không.

- Dùng thuốc mỡ chứa thành phần calcipotriene vì nó liên kết với vitamin D và cho kết quả tốt như kem hydrocortisone để điều trị vẩy nến.

- Thuốc mỡ có chứa thành phần nhựa than đá và dầu gội có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh nhưng thuốc này dễ gây tổn thương vùng da xung quanh. Thuốc này bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

- Thuốc mỡ Anthralin sau khi bôi khoảng 10 - 30 phút thì cho tác dụng làm bong các vẩy nến, tạo tế bào da mới và tế bào da bình thường. Tuy nhiên thuốc mỡ anthralin có thể làm da bạn bị tấy đỏ lên và phải sau vài tuần mới hết được.

- Đơn thuốc chứa vitamin A thì không có tác dụng bằng steroid nhưng phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ thì nên dùng thuốc này hơn. Tuy nhiên đơn thuốc chữa vẩy nến cần phải được tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Lưu ý khi chăm sóc da

- Khi bạn phơi nắng, dù tia cực tím chưa đủ để làm cháy nắng làn da của bạn nhưng cũng đủ để gây thương tổn cho da, nhất là lúc này da bạn đang bị rối loạn điều tiết sinh ra bệnh vẩy nến. Vì vậy cần tránh tiếp xúc với tia cực tìm càng nhiều càng tốt.

- Ngoài ra để tránh bệnh vẩy nến phát triển và lan rộng bạn cần tránh làm tổn thương da, côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và vi rút, cháy nắng, stress, rượu và tăng cân.

- Nếu bệnh vẩy nến trở nên nặng và khó chữa thì có thể bạn chọn phương pháp dùng tia PUVA kết hợp với thuốc trị vậy nến. Tuy nhiên cách này có thể làm tăng nguy cơ ung thư da hơn là bạn dùng tia UVB để điều trị mà cũng cho kết quả tương tự.

Hãy đến khám bác sĩ nếu:

- Bệnh vẩy nến của bạn trở nên tồi tệ hơn sau khi bạn ngừng dùng thuốc corticosteroid (thuốc hen). Có thể bạn cần một đơn thuốc khác để điều trị bệnh này.

- Những tổn thương da của bạn không phản ứng lại với bất kỳ cách điều trị nào, thì cần phải kiểm tra lại những thương tổn dưới da.


HẬU QUẢ CỦA BỆNH VẨY NẾN



Các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania, Mỹ, nhận định mối liên hệ giữa những cơn đau tim và bệnh vẩy nến có thể bắt nguồn tới sự sưng tấy trong cơ thể, Cả hai cùng có dấu hiệu sinh học là hàm lượng protein C-reactive cao trong máu, gây ra sự sưng tấy.
Bằng cách so sánh 130.000 người bị vảy nến với hơn 500.000 người không mắc căn bệnh này, nghiên cứu kết luận rằng một người 30 tuổi bị vẩy nến nặng sẽ có khả năng cao gấp 3 lần bị đau tim so với những ai không bị gì. Một người 30 tuổi với bệnh vảy nến nhẹ sẽ tăng 29% nguy cơ bị đau tim, còn một bệnh nhân vảy nến 60 tuổi sẽ tăng 36%.
"Tầm quan trọng của căn bệnh vảy nến với nguy cơ đau tim ở những bệnh nhân dưới 50 tuổi cũng tương tự như mối quan hệ với các nguy cơ tim mạch khác như huyết áp cao, tiểu đường hay cholesterol cao", tác giả nghiên cứu Joel Gelfand nói.
Những cơn chấn động tinh thần hoặc sự tổn hại da đều gây nên bệnh vảy nến. Các nhà khoa học tin rằng nó là hậu quả của việc hệ miễn dịch hoạt động quá cường độ, làm tăng tốc độ sinh trưởng của tế bào da và tạo nên những miếng vảy đỏ, nổi bật. Mặc dù không có biện pháp chữa trị nhưng bệnh vảy nến có thể được ngăn giảm bằng ánh sáng và các đơn thuốc.

VẨY NẾN - NỖI KHỔ TỘT CÙNG












Giải Nobel y học năm nay là một giải ghi nhận công lao to lớn của 3 nhà khoa học về hai loại đáp ứng miễn dịch của cơ thể con người để chống lại mọi tác nhân gây bệnh hay vật lạ xâm nhập vào cơ thể con người.


Cũng cần khái quát đơn giản về hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó được xem như một hệ thống an ninh quốc phòng của một quốc gia - ở đây là cơ thể con người - có nhiệm vụ phát hiện kẻ lạ xâm nhập vào cơ thể và huấn luyện binh lính để ghi nhớ và loại bỏ "kẻ thù" có thể là mầm bệnh hoặc một cơ quan của người khác được ghép vào cơ thể. Đây là 2 mặt của một vấn đề trong y học.


Hai ông BS Bruce Beutler người Mỹ và tiến sĩ sinh học phân tử Jules Hoffmann người Luxemboug sống ở Pháp tìm ra đáp ứng miễn dịch nhanh (innate immunity) - một đáp ứng miễn dịch có chất hoá hướng động dẫn đầu, còn gọi là miễn dịch dịch thể (humoral Immunity) - nó không được ghi vào bộ nhớ của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nên 2 ông này được hưởng chỉ một nửa giải Nobel y học năm 2011.


Người còn lại là một bác sĩ y khoa người Canada sống và giảng dạy ở Hoa Kỳ - ông Ralph M. Steinman - ông qua đời trước khi công bố giải Nobel y học năm 2011 đúng 3 ngày. Đây là một trường hợp hy hữu trong lịch sử tồn tại của giải Nobel. Và phát minh của ông cũng đặc biệt không kém khi ông tìm ra đáp ứng điều hoà miễn dịch giai đoạn chậm - một đáp ứng miễn dịch do tế bào Lympho, mà đặc biệt là Lympho T làm nhiệm vụ hay còn gọi là miễn dịch tế bào - Loại đáp ứng miễn dịch này có chức năng ghi lại bộ nhớ của hệ thống miễn dịch của con người và giúp sản sinh ra kháng thể có tính đáp ứng lâu dài để chống lại mầm bệnh hay vật lạ. Và một nửa giải Nobel y học năm nay được trao cho ông.


Phát mình miễn dịch tế bào - đáp ứng miễn dịch chậm - của ông Ralph M. Steiman mở ra cho thế giới y học biết dùng vaccine để phòng bệnh. Nó cũng cho biết rằng ghép một cơ quan còn chức năng bình thường của người cho vào cơ thể người nhận không khó bằng chống loại ghép cơ quan đó sau khi ghép. Và còn nhiều điều mở ra cho phát mình này đang chờ phía trước để giải quyết các bệnh lý mà ngày nay y học hiện đại còn chưa thể điều trị triệt để. Trong đó có nhiều loại bệnh khác nhau - mà 3 loại bệnh thế giới đang rất quan tâm là: 1. tiêu diệt con HIV sau khi xâm nhập vào cơ thể gây nên AIDS(Acquired Immune Deficiency Syndrome), 2. ung thư và 3. bệnh tự miễn(autoimmune disease).


Bệnh tự miễn là bệnh lý mà, hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh bị quên đi những dữ liệu di truyền thời kỳ phôi thai khi biệt hoá tế bào thành các cơ quan của cơ thể, nhận nhầm tế bào của một hay nhiều cơ quan trong cơ thể là kẻ thù.


Ở bệnh vảy nến, tế bào Lympho T quên đi tế bào da của cơ thể người bệnh và chúng đi tấn công tế bào da bản thân của người bệnh là phe ta, nên nó tấn công như kẻ thù. Bình thường tế bào da bao phủ cơ thể trải qua tiến trình sinh ra và lão hoá khoảng 1 tháng thì bong ra sau khi sừng hoá và chết đi. Ở bệnh vảy nến tế bào da bị Lympho T tấn công huỷ diệt và loại trừ ra khỏi cơ thể chỉ 1-3 ngày. Nên dấu hiệu da bong tróc có màu hồng nhạt như vảy của nến đỏ chúng ta bào mỏng ra. Những vảy da đó là do tế bào Lympho T và da xếp thành từng lớp trên bề mặt của da. Bệnh cũng được ghi nhận có tính di truyền khi tìm thấy có nhiều người trong một gia đình mắc bệnh này. Các nhà khoa học tin rằng có hơn 1 gene chịu trách nhiệm gây ra bệnh vảy nến. Và đến nay đây vẫn còn là một điều bí ẩn khi bệnh vảy nến vẫn xảy ra ở những người không có tiền sử gia đình mắc bệnh. Y học thế giới vẫn còn đi tìm cây kim trong một đống rơm để điều trị bệnh này.


Ai đã bị bệnh vảy nến đều có những nỗi khổ về mặt tinh thần và thể xác. Tinh thần thì bị mặc cảm về da cơ thể của mình. Đặc biệt là phũ nữ - ông bà ta bảo: phụ nữ thì nhất dáng nhì da - mà da đó lại loang lỗ những quầng giống như da beo hoặc một tấm bản đồ trên quả địa cầu! Mặc dù nó thường hiện diện ở da đầu hoặc quanh các khớp tay chân, nhưng cũng không hiếm ở vùng da của cơ quan sinh dục hoặc quanh hậu môn và các nơi khác.

Triệu chứng lại xuất hiện khi có xúc động tâm lý, thay đổi thời tiết, dùng một số thuốc, tiếp xúc một số hoá chất hoặc những vết thương trên da bị nhiễm trùng, v.v... Khi triệu chứng xuất hiện thì ngứa là triệu chứng là cho bệnh nhân khổ sở nhất về mặt thể xác. Đó là chưa nói đến các viêm khớp kèm theo và biến chứng của vảy nến. Bệnh có thể xảy ra bất kỳ lứa tuổi và giới tính nào.


Hôm qua, một ông bạn già vong niên thuộc lớp hơn tôi một thế hệ, gửi cho tôi cái thứ mời của hiệp hội những người bệnh vảy nến Thành phố Hồ Chí Minh, nhờ đăng lên blog này để mọi người - ai có bệnh vảy nến hay người thân có bệnh này - hãy thông báo cho nhau để đi dự buổi nói chuyện chuyên môn dành cho những người bệnh vảy nến biết sống chung với nó khi đang chờ y học có những bước tiến mới để điều trị triệt để bệnh này. 






Trong buổi nói chuyện này có 2 bác sĩ chuyên môn của bệnh viện da liễu TPHCM nói về: một là những kiến thức cơ bản về bệnh vảy nến. Hai là điều trị và chăm sóc cho người bệnh vảy nến. Và ba là tư vấn và hỏi đáp cùng chia sẻ kinh nghiệm tuân thủ điều trị giữa các bệnh nhân với nhau. Cuối cùng là các bệnh nhân được khám và tư vấn miễn phí.


Hy vọng bài viết này sẽ giúp một phần nhỏ kiến thức phổ thông về bệnh vảy nến cho cộng đồng và giúp được người bệnh vảy nến có một dịp được nghe, khám và tư vấn bệnh làm sao chung sống với nó một cách thoãi mái cả tinh thần lẫn vật chất.





KINH NGHIỆM DÂN GIAN ĐIỀU TRỊ VẨY NẾN





Chữa vẩy nến bằng lòng đỏ trứng gà
Tôi có người anh trai bị vẩy nến rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Sau có người mách: Chọn trứng gà so, mới đẻ, lấy riêng lòng đỏ đổ vào xoong (nồi) con, đun đến khi thành than, đun tiếp nhỏ lửa đến khi thành dịch sền sệt thì lấy ra chén, để còn ấm và bôi vào chỗ bị bệnh. Sau 15-20 phút có thể rửa bằng nước sôi để nguội (tránh nhiễm trùng) để làm sạch hoặc cứ để như vậy nếu không ngại bẩn. Ngày bôi hai lần, sau 1 đến 2 tuần khỏi hẳn! Chúc các bạn mạnh khoẻ, khỏi bệnh!

 Kinh nghiệm chữa vẩy nến của người Dân tộc:

            Trong mục này chúng tôi muốn chia sẻ với các bệnh nhân bị vảy nến ở các móng tay, móng chân và trên cơ thể có tạo thành các mảng sừng về cách điều trị như sau  :
-         Dùng nước phèn chua pha loãng để rửa các tổn thương trên da và các móng chân, móng tay ngày 2- 3 lần ;
-         Dùng các thảo dược trong rừng  để đun nước uống hàng ngày.
-         Trong quá trình điều trị  thì bệnh nhân nên hạn chế hoặc không sử dụng các yếu tố làm cho bệnh tăng nặng như : Rượu, thuốc lá, thịt bò, thịt gà, thịt chó, trứng và các thức ăn có chất tanh. Bệnh nhân luôn có tâm lý thoái mái, lạc quan, tránh stress, căng thẳng, lo âu và nên gội đầu bằng bồ kết.
            Trong quá trình kết hợp điều trị bệnh, bệnh nhân tuân thủ tốt các quy định và hạn chế tối đa sử dụng các yếu tố thức ăn gây phát triển bệnh thì bệnh Vẩy nến sẽ bị đẩy lùi rất nhanh.
             Đây thực sự là tin vui cho các bệnh nhân vảy nến.
Chúc các bạn mau khỏi bệnh !